DCA là gì? Cẩm nang về DCA cho người mới bắt đầu

DCA được biết đến như một chiến lược hạn chế rủi ro hữu hiệu nhất được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Vậy chi tiết chiến lược này ra sao? 


1. DCA là gì?

DCA (Dollar – Cost Averaging) – chiến lược bình quân giá là chiến lược phân chia số tiền đầu tư thành các khoản khác nhau thay vì đầu tư tất cả số tiền đó vào một lần. Sau đó, số tiền đầu tư này sẽ được triển khai đầu tư vào các khoảng thời gian khác nhau cho đến hết.

Khác với chiến thuật mua đáy bán đỉnh là giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận. DCA hướng đến mục tiêu giảm thiểu tổn thất, rủi ro giúp nhà đầu tư tận dụng lợi thế và tăng trưởng trong thời gian dài.

Chiến lược DCA là phương pháp đầu tư vô cùng đơn giản mang lại hiệu quả rất cao nên rất được ưa thích trong các thị trường tài chính như: Chứng khoán, Tiền điện tử, Forex…

Tuy nhiên, chiến lược bình quân giá chỉ có tác dụng hạn chế lỗ chứ không thể ngăn chặn việc này hoàn toàn. Kết quả lỗ hay lãi sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố như cách phân bổ nguồn vốn, khả năng tính toán thị trường và sự may mắn.

2. Ưu điểm và nhược điểm của DCA

Mỗi chiến lược đều có những mặt tốt và những khuyết điểm riêng DCA cũng không ngoại lệ.

Về ưu điểm:


Giảm thiểu rủi ro đầu tư:

Bất kỳ nhà đầu tư nào cho dù có kinh nghiệm tới đâu thì trong nhiều thời điểm vẫn có thể sẽ có phán đoán thiếu chính xác. Do đó với chiến lược bình quân giá – DCA, các nhà đầu tư sẽ bớt phải lo lắng theo dõi để quyết việc nên vào lệnh hay chốt lệnh.

Trong suốt thời gian đầu tư, số tiền vốn sẽ được chia đều trong khoảng thời gian xác định trước đó. Kết quả đầu tư sẽ tốt và hiệu quả hơn so với việc đầu tư toàn bộ số tiền trong 1 lần mua.

Giảm việc đầu tư theo cảm tính:

Chiến lược ADC có tính kỷ luật cao vì thế nó sẽ định hướng cho các quyết định đầu tư của bạn. Giúp hạn chế tối đa những quyết định đầu tư cảm tính do bị ảnh hưởng bởi FOMO thị trường ( Fear of missing out – hiệu ứng tâm lý khiến con người luôn cảm thấy sợ bị bỏ lỡ cơ hội khi không chạy theo đám đông..)

Tiết kiệm thời gian:

Bởi tính chất là trải đều số vốn nên với DCA các nhà đầu tư sẽ không cần liên tục theo dõi các biến động giá cả, thị trường mà chỉ cần thực hiện theo đúng chiến lược bạn đã đề ra.

Dễ dàng đầu tư với số vốn thấp:

Có thể dễ dàng đầu tư với số tiền nhất định trong suốt khoảng thời gian xác định thay vì phải dồn tất cả thành nguồn vốn lớn để đầu tư.

Và khi bạn đã có thêm vốn và giá trị coin đang có xu hướng giảm thì trong khoảng thời gian kế tiếp bạn sẽ tiếp tục thu được lợi nhuận. Cho nên ADC là một phương pháp đầu tư dài hạn, an toàn.

Về nhược điểm:


Tốn chi phí giao dịch nhiều lần:

So với việc mua một lần thì việc mua tiền điện tử nhiều lần khiến chi phí giao dịch cũng tăng lên nhiều lần dẫn đến nhà đầu tư sẽ mất thêm một khoản tiền cho những lần gia dịch này

Bỏ lỡ cơ hội mua đáy chính xác:

Khác với chiến thuật mua đáy bán đỉnh, DCA tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro lỗ vốn. Cho nên khi dùng chiến lược này nhà đầu tư chỉ nhận được một kết quả trung bình.

Vì vậy nó không phù hợp với những ai muốn tận dụng sự thay đổi của thị trường để tối đa lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Lợi nhuận thấp:

Vì là một phương pháp đầu tư an toàn chỉ tập trung vào giảm rủi ro nên chúng không đem lại lợi nhuận cao.

Không chọn đúng coin tiềm năng:

DCA là chiến lược đầu tư đơn giản thích hợp với người mới. Song việc vận dụng DCA sẽ chỉ cho lợi nhuận cao khi mà người đầu tư có kế hoạch và sự nghiên cứu cẩn thận. Bởi sự quyết định việc lỗi hay lãi ở chính coin mà họ chọn có tiềm năng hay không.

3. Sử dụng DCA sao cho hiệu quả

Các nhà đầu tư chỉ nên áp dụng DCA với đồng tiền mã hoá hàng đầu, nền tảng vững chắc như Bitcoin, Ethereum, BNB…


Ngoài ra thị trường cũng quyết định rất lớn đến sự thành công của chiến lược. Điều kiện thị trường phù hợp sử dụng chiến lược DCA là khi mà:

Đầu tư đang là xu hướng dẫn đầu thị trường

Thị trường bắt đầu có sự giảm điều chỉnh và được cho là “món hời”

Thị trường đang có các ngưỡng hỗ trợ mạnh ở gần bên dưới

Cách thức để áp dụng chiến lược DCA như sau:

Xác định số tiền thua lỗ lớn nhất ở ngưỡng mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được nếu kế hoạch không thành công.

Tính tổng khối lượng chênh lệch có thể mua.

Xác định thời điểm đầu tư thích hợp

Xây dựng kế hoạch cụ thể cho các điểm vào lệnh, cũng như các điểm chốt lời và cắt lỗ.

Lên kế hoạch phân bổ vốn mua. Chia tổng khối lượng lệnh làm 3 phần lần lượt là 30, 30 và 40

4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng DCA

Cần có một kế hoạch cụ thể khi sử dụng chiến lược DCA: khi nào bán giá, khi nào mua thêm, bán bao nhiêu…

Tránh để cảm xúc chi phối luôn phải nghiêm túc làm việc theo kế hoạch.

Không sử dụng đồng coin không uy tín hoặc không có nhiều niềm tin.

Đảm bảo luôn có một nguồn vốn ổn định để duy trì chiến lược vì tính chất của DCA là thực hiện trrong thời gian dài.

DCA giúp bạn hạn chế rủi ro không có nghĩa nó có thể loại bỏ hết toàn bộ rủi ro. Nhà đầu tư cần quan sát tình hình thị trường để kịp thời ứng phó.

Trong thời gian DCA, để gia tăng khả năng sinh lời nhà đầu tư có thể kết hợp các phương pháp như staking, lending…

5. Kết luận

DCA là chiến lược đầu tư khá đơn giản giúp giảm thiểu được tối đa rủi ro tuy nhiên sẽ không phù hợp cho những ai muốn nhanh chóng thu lợi nhuận.

Dù là một chiến lược đơn giản xong cần phải thực hiện trong một thời gian dài nên các nhà đầu tư cần có sự nghiên cứu cẩn thận và tránh để cảm xúc chi phối đi trật đường ray.

No comments

Powered by Blogger.